Tiết kiệm chi phí xây dựng, thời gian thi công nhanh, phù hợp cho những gia đình có thu nhập trung bình,… Tất cả là một vài ưu điểm của mẫu nhà phố (nhà ống) tại các thành phố lớn hiện nay. Do đặc điểm này mà việc thiết kế nhà phố thương mại cũng như thi công xây dựng nhà phố kinh doanh rất đặc thù. Vậy nhà phố là gì?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Nhà phố hay nhà ống, nhà liên kế là loại nhà sở hữu mặt tiền hẹp và chiều dài khiêm tốn, thường được xây sát nhau với chỉ 1 hoặc 2 mặt tiếp giáp với đường giao thông.
Định nghĩa: nhà phố trong kiến trúc xây dựng là loại hình nhà ở hay xuất hiện tại các thành phố lớn. Đặc biệt là những nơi tập trung dân cư đông đúc. Nhà phố còn có tên gọi khác là nhà ống, nhà liền kề. Người ta thường biết đến tên tiếng Anh của “nhà phố” là “Townhouse“.
Nhà phố thường là các căn hộ nằm ở mặt đường lớn (mặt tiền). Đây là những nơi có mật độ dân cư đông đảo phổ biến ở thành thị. Nhờ ở vị trí đắc địa nên rất thuận lợi về mặt kinh tế lẫn công năng sử dụng căn hộ của chủ sở hữu.
Nhà phố có khá nhiều loại hình với nhiều mục đích khác nhau. Những căn hộ này không chỉ đơn thuần để làm nhà ở mà còn được sử dụng với mục đích kinh doanh, buôn bán là chủ yếu do có vị trí giao thông thuận lợi.
Hình thức nhà phố có nhiều loại. Ví dụ như nhà phố sân vườn, nhà phố song lập, nhà phố kinh doanh,…. Trong số những loại nhà phố thì nhà phố kinh doanh được khá nhiều người quan tâm.
Một số loại hình nhà phố phổ biến hiện nay bao gồm: nhà phố liền kề, nhà phố thương mại, nhà phố xanh và nhà phố sân vườn.
Nhà phố liền kề là các ngôi nhà phố có kiến trúc xây dựng, thiết kế giống hệt nhau và liền kề nhau tạo nên một tổng thể kiến trúc thống nhất. Nhà phố liền kề có tổng thể kiến trúc được chủ đầu tư thống nhất về mặt thiết kế.
Nhà phố liền kề luôn được kết hợp cùng các khu tổ hợp. Ví dụ như trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, khu vực mua sắm như một đô thị thu nhỏ,.. Từ đó, có thể tạo ra tiện ích sinh sống cho khu dân cư.
Nhà phố thương mại là loại hình nhà ở mới xuất hiện trên thị trường bất động sản cách đây không lâu. Loại hình nhà phố kết hợp giữa nhà ở với cửa hàng kinh doanh, buôn bán nhận được nhiều ý kiến tích cực từ các chủ đầu tư.
Nhà phố thương mại thường xây dựng từ 2 tầng trở lên và gần ở các trục đường chính. Loại hình nhà này thường xuất hiện trong các khu dân cư đông đúc, có nhiều cửa hàng kinh doanh, buôn bán sầm uất.
Nhà phố xanh là loại nhà ở rất thân thiện với môi trường. Loại hình nhà phố này ưu tiên dùng các vật liệu thân thiện với môi trường, có độ bền cao và chi phí sử dụng hợp lý. Những người cao tuổi là đối tượng rất thích hợp để sinh sống ở nhà phố này.
Nhà phố sân vườn là loại nhà phố có thiết kế sân vườn ở trong nhà. Nó mang lại cho bạn cảm giác được hòa mình cùng thiên nhiên. Thiết kế sân vườn thường được xây tại tầng thượng hoặc tầng trệt.
Thiết kế nhà phố sân vườn mang lại sự thoải mái cho các thành viên trong gia đình. Ngay từ khi mới xuất hiện, thiết kế nhà phố sân vườn được rất nhiều người ưa chuộng.
Biệt thự nhà phố là những ngôi nhà được xây sát nhau nhưng có diện tích rộng, lớn hơn rất nhiều nhưng không thể nào rộng được như biệt thự độc lập.
Bên ngoài nhà phố biệt thự vẫn được thiết kế theo loại hình biệt thự. Nó thường có sân vườn nhỏ hoặc không có sân vườn ở bên hông nhà.
Biệt thự nhà phố là sự kết hợp nhà phố và biệt thự. Một loại hình nhà ở giải quyết được bài toán về hạn chế đất ở và nhu cầu có một không gian sống sang trọng.
Mặt tiền (chiều rộng) thi công biệt thự nhà phố không quá rộng. Nó thường từ 6-10m và rất dễ để bắt gặp những mẫu biệt thự nhà phố này ở các khu đô thị mới phát triển trong nội đô hoặc khu vực liền kề.
Mặc dù được xây dựng trên một không gian không quá rộng. Biệt thự nhà phố vẫn mang đến sự sang trọng, tiện nghi và độc lập. Một phần nào đó thoát ra được sự ồn ào, đông đúc trong thành phố. Tìm hiểu thêm về: Thiết kế nội thất biệt thự.
Nhà phố rất phù hợp cho việc kinh doanh: Các mô hình nhà phố thường nằm ở khu đô thị rất thuận lợi cho hoạt động buôn bán.
Nhà phố còn có thể treo bảng quảng cáo: Sự lựa chọn lý tưởng để mang lại nguồn lợi nhuận cao với chủ sở hữu khi chỉ cần việc treo băng rôn, quảng cáo là đã thu về số tiền không nhỏ chút nào.
Rất dễ cho thuê và khá được giá (giá cao): Với nhà phố có mặt tiền chuẩn 4m ngang, sâu 10m trở lên nếu có nhu cầu cho thuê thì đây là nguồn thu nhập đáng kể. Chủ nhà có thể chọn lựa nhiều hình thức:
Giống như một số loại hình nhà ở khác, nhà phố cũng có một số nhược điểm như bí bách, khó lấy ánh sáng…Tuy nhiên, vẫn có những giải pháp khắc phục giúp cho nhà phố trở nên đáng sống hơn.
Nhược điểm của nhà ống là xây sát, liền kề với nhau về phần bên hông nên việc bố trí cửa sổ cánh ở đây là rất khó. Không có cửa sổ sẽ làm giảm bớt sự thông thoáng cho ngôi nhà. Cách khắc phục nhước điểm này là thiết kế cửa ban công, các ô thoáng trong nhà.
Hiện nay, hầu hết các mẫu thiết kế nhà phố đẹp thường có thêm giếng trời trong nhà. Việc thiết kế giếng trời, khoảng thông tầng ở trong nhà hoặc phía sau mang ánh sáng, không khí tự nhiên vào bên trong. Không khí lưu thông giúp cho các mẫu nhà phố thoáng mát hơn.
Chiều ngang nhỏ khiến việc bố trí, sắp xếp nội thất và công năng gặp nhiều khó khăn. Điều này giải thích vì sao nhà phố hay nhà ống thường được xây cao tầng. Đặc biệt mẫu nhà phố 3 tầng là phổ biến hơn cả.
Lựa chọn nhà phố đồng nghĩa với việc bạn phải chấp nhận không gian bí, thiếu ánh sáng tự nhiên. Nhiều không gian phải sử dụng các thiết bị điện hỗ trợ ngay cả ban ngày. Về phong thủy, việc này không tốt cho gia chủ cũng như các thành viên khác trong gia đình.
Thiết kế nhà phố thường khá cứng từ đó gây ra sự đơn điệu, nhàn chán. Những mẫu thiết kế nhà phố mới lạ, độc đáo là một gợi ý. Ngoài ra, bạn có thể nghĩ đến các mẫu nhà phố xanh. Loại nhà phố thiết kế với không gian xanh ở mặt tiền, trong nhà. Trồng thêm cây xanh, tiểu cảnh trong nhà cũng giúp ngôi nhà thêm sức sống hơn.
Khi quyết định ở nhà phố, gia chủ thường sẽ chú ý đến 4 điều sau:
Vấn đề an ninh luôn là vấn đề hàng đầu khi xây nhà. Bất kể loại hình nhà ở nào, đối với nhà phố kinh doanh thì điều này càng quan trọng.
Nhà phố có mặt tiền hướng ra trục đường sầm uất, nhiều người qua lại. Chính vì thế khi xây dựng nhà phố kinh doanh bạn phải chú ý tới cửa chính.
Để đảm bảo an toàn, bạn nên xây dựng nhà phố kinh doanh có 2 lớp cửa gồm cửa sắt và cửa kính. Chắc chắn một ngôi nhà hoạt động với mục đích kinh doanh sẽ không thể đóng cửa cả ngày.
Vấn đề cần lưu ý thứ 2 khi xây dựng nhà phố thương mại là: Hình thức kinh doanh
Mỗi hình thức kinh doanh sẽ có những tiêu chí để xây dựng nhà phố khác nhau. Ví dụ: Bạn muốn xây nhà để kinh doanh quán cà phê, bạn nên chọn lựa vị trí, mặt tiền của ngôi nhà tại những địa điểm đông người qua lại.
Xây nhà để kinh doanh nhà nghỉ nên chọn vị trí yên tĩnh, đảm bảo nhu cầu của khách.
Khi xây nhà phố kinh doanh là diện mạo của toàn căn nhà, bạn không thể áp dụng tính chất bình dân của nhà phố ở lên nhà phố thương mại.
Căn nhà khi hoàn thiện xong phải đảm bảo sạch sẽ, tươm tất để mang tới cảm giác tin cậy cho khách hàng sử dụng. Hãy chăm chút cho từng vấn đề nhỏ nhất, chắc chắn việc kinh doanh sẽ thuận buồm xuôi gió.
Xây nhà phố để kinh doanh đồng nghĩa bạn phải chấp nhận gạt đi sự riêng tư cá nhân. Để khắc phục, hãy bổ sung không gian mở để tránh ảnh hưởng tới vấn đề kinh doanh của bạn.
Một giải pháp được áp dụng khá nhiều nữa đó là tầng 1,2 để làm mặt bằng buôn bán, cho thuê. Không gian còn lại sẽ để thành viên trong gia đình sinh hoạt.
Thường người ta sẽ đánh giá nhà phố để xác định nhu cầu dựa trên 3 yếu tố cơ bản:
Nhà phố bao gồm các bước cơ bản như nhà thường nhưng có phần quy mô hơn.
Sau khi thống nhất mọi thứ ta sẽ làm việc với bên thi công xây nhà (nhà thầu).
Bên thi công báo giá từng hạng mục cho công trình thi công, báo giá sơ bộ từng bước và báo giá tồng thể của công trình xây dựng.
Sau khi đã thỏa thuận được giá xây nhà, thì ta ký kết hợp đồng với bên thi công và tiến hành xây dựng nhà phố.
Bên thi công sẽ triển khai nhân sự, máy móc, các thiết bị cần thiết để tiến hành xây dựng.
Đơn vị thi công phải dựa vào bản vẽ công trình để tiến hành xây dựng. Họ cần đảm bảo yêu cầu về tiến độ, chất lượng cho công trình. Thường có hai phần:
Việc này gia chủ có thể tự làm, hoặc có thể nhờ nhà thầu. Hiện nay có rất nhiều công ty xây dựng thường có dịch vụ thiết kế nội thất cho căn nhà của bạn. Nội thất có thể đặt làm hoặc mua sẵn ngoài thị trường, tùy vào sở thích và nhu cầu của mỗi người trong gia đình.
Sau khi hoàn thiện các bước trên thì gia chủ làm giai đoạn cuối cùng là nghiệm thu xem có phát sinh thêm vấn đề gì không?
Hoàn tất thanh toán những khoản chi phí còn lại cho nhà thầu. Bên nhà thầu giao lại công trình hoàn thiện cho chủ nhà.
Ngoài ra bên thi công cần có chính sách bảo trì, khắc phục cho căn nhà khi nó xuống cấp hay gặp sự cố.
Mật độ dân cư tăng dẫn đến nhu cầu kinh doanh phát triển theo. Từ đó mặt bằng đẹp sẽ tăng giá trước tiên và thường tăng cao hơn các phân khúc khác. Người Việt có thói quen hoạt động kinh doanh bám theo các trục đường mặt tiền chính thì nhà phố vẫn giữ vững và nâng cao giá trị. Đó chính là câu trả lời cho “Giá trị thực tế của nhà phố là gì?” Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu hơn về nhà phố cũng như quy trinh xây dựng nhà phố ra sao?
Bài viết này có hữu ích?
Để lại đánh giá của bạn
Đánh giá: 4.9 / 5. Số lượt: 12